Tin Tức  > Tin Thị trường
29.09.2022

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đếm ngày thông tuyến, BĐS Bình Thuận trước giờ lập đỉnh giá mới

Quyết liệt thi công với chiến dịch 120 ngày đêm được bộ GTVT phát động, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tiếp tục ấn định thời gian thông xe vào cuối năm nay. Sau gần một thập kỷ chờ đợi, Sài Gòn – Kê Gà – Phan Thiết “đi xa nay đã về gần”, mở ra kỷ nguyên mới cho kinh tế, du lịch với vị thế mới tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

 

Tăng tốc về đích, kéo gần Sài Gòn – Kê Gà – Phan Thiết

 

Theo cam kết với Bộ GTVT, nhà thầu thi công công trường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã huy động bổ sung thêm nhiều mũi thi công để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Tại hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư với chủ đề “Bình Thuận kết nối tiềm năng” trong cuối tháng 8 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã thông tin cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2022.

 

Với những tuyến giao thông đang hiện hữu, theo ghi nhận thực tế quãng đường di chuyển từ TP.HCM đến Kê Gà khoảng hơn 3 giờ và Phan Thiết hơn 4 giờ.

 

Do bất tiện trong quá trình di chuyển, dù được đánh giá là vùng biển đẹp bậc nhất trong dải biển phía Nam, nắng ấm quanh năm, nhiều danh thắng, trong những năm qua Kê Gà – Phan Thiết chưa tận dụng triệt để khách du lịch nội địa. Tuy nhiên trên thực tế, nơi đây vẫn nằm trong top địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất Việt Nam. Điều này là minh chứng cho thấy, nếu giải quyết tốt bài toán hạ tầng, Kê Gà – Phan Thiết sẽ nhanh chóng trở thành một Quang Ninh, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc và hơn thế nữa.

 

Trước mắt, trong 2022, cao tốc hoàn thành đã kéo gần tối đa khoảng cách di chuyển từ TP.HCM đến Kê Gà khoảng 2 giờ và Phan Thiết khoảng 2,5 giờ. Thời gian này tương đương hoặc ngắn hơn từ TP.HCM đi Vũng Tàu.

 

Công trường thi công cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nhộn nhịp

 

Đột phá từ tối ưu đường bộ và đường hàng không

 

Những năm trước Vũng Tàu vượt trội trong thu hút du khách nội địa bởi khoảng cách gần TP.HCM nhất trong các vùng du lịch biển. Mỗi năm nơi đây ghi nhận lượng du khách ấn tượng lên tới hơn 16 triệu lượt.

 

Do đó, theo giới chuyên gia với lợi thế thiên nhiên vượt trội, biển xanh cát trắng, giải quyết tốt bài toán giao thông đường bộ với thời gian di chuyển tương đương Vũng Tàu, bước qua 2023, Bình Thuận sẽ tăng tốc mạnh trong việc hút khách du lịch nội địa qua đường bộ đến từ TP.HCM và các tỉnh còn lại của Đông Nam Bộ.

 

Cũng trong năm 2023, khi sân bay Phan Thiết hoàn thiện, Bình Thuận tận dụng triệt để lượng du khách nội địa toàn quốc qua đường hàng không – vốn bị mất đi trong nhiều năm qua.

 

Tại một cuộc hội thảo mới đây, tiến sỹ Đinh Thế Hiển cho biết, toàn khu vực này sẽ còn thêm một chu kỳ phát triển bởi sự cộng hưởng từ sân bay quốc tế Long Thành. Đáng chú ý, với khoảng cách đến sân bay quốc tế chỉ 1 giờ, Kê Gà sẽ là cổng kết nối hàng đầu của khách quốc tế trên cung đường biển phía Nam.

 

Sân bay Long Thành đang bám sát mục tiêu hoàn thành trong năm 2025

 

Chu kỳ tăng sóng nhìn từ Quảng Ninh

 

Càng cận kề ngày cao tốc “về đích”, tương lai của Bình Thuận càng có nhiều điểm tương đồng với Quảng Ninh. Theo đó, sau khi cao tốc và sân bay đồng loạt thông xe trong 2018, thời gian di chuyển đường bộ từ Hà Nội về Quảng Ninh chỉ còn 2 giờ. Nếu 2017 Quảng Ninh đón 9,8 triệu lượt du khách, năm 2018 đón 12,2  triệu lượt, thì đến 2019 đã tăng lên 14 triệu lượt. Tức tăng 43% chỉ sau 2 năm. Đây là con số vô cùng ấn tượng của ngành du lịch.

 

Điều này cũng đã thổi bùng làn sóng tăng giá BĐS khu vực này. Năm 2018, mức giá BĐS xung quanh đường bao biển chỉ khoảng 35-40 triệu đồng/m² nhưng sau 1 năm, đã tăng lên gần 60 triệu đồng/m². Còn tại đường Trần Quốc Nghiễn, năm 2018 tăng lên trên 80-100 triệu đồng/m² thì sau đó, giá đất trung bình khu vực này đã lên tới 180-200 triệu đồng/m².

 

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, dư địa phát triển của Bình Thuận có thể vượt qua Quảng Ninh trong thời gian tới. Bởi nếu Quảng Ninh gần trung tâm văn hoá chính trị của cả nước thì Bình Thuận lại liền kề với TP.HCM và Đông Nam Bộ – vùng kinh tế lớn nhất cả nước. Đồng thời, nếu Quảng Ninh khai thác du lịch hai mùa thì Bình Thuận làm du lịch quanh năm.

 

Tiềm năng là vậy, tuy nhiên do phát triển sau và ở thời kỳ đầu, giá BĐS Bình Thuận nằm trong ngưỡng thấp. Đơn cử ngay tại Kê Gà, khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ cả cao tốc và sân bay, gồm sân bay Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành, song mặt bằng giá trong tổ hợp nghỉ dưỡng – giải trí – thể thao biển lớn bậc nhất tỉnh là Thanh Long Bay lại khá mềm. Theo ghi nhận, mức giá của nhà phố xây sẵn gồm nhà và đất chỉ dao động 50- 60 triệu/m2, chỉ bằng ½ – 1/8 giá BĐS ở các vùng du lịch như Vũng Tàu, Nha Trang, Quảng Ninh, Phú Quốc. Trong khi đó đây là dự án có quy mô lớn bậc nhất khu vực, tích hợp hơn 1.000 tiện ích “all-in-one”, vận hành bởi hệ thống đối tác danh tiếng toàn cầu như Wyndham Hotel Group, AccorH2O Sports Hawaii

 

Khu đô thị Thanh Long Bay sở hữu gần 2km bờ biển riêng

 

Mặt bằng giá thấp song được cộng hưởng với bệ phóng từ hạ tầng, dự kiến trong những tháng cuối năm, nơi đây sẽ đón nhận làn sóng tăng giá mới trước thềm cao tốc, sân bay hoàn thành, tương tự như kịch bản tăng phi mã ở thị trường Quảng Ninh trong những năm trước.

 

Đô thị nghỉ dưỡng – giải trí – thể thao biển Thanh Long Bay.

Nhà phát triển: Tập đoàn Nam Group.

Vị trí: Kê Gà – Bình Thuận

 

Tin Liên Quan