Bản đồ du lịch phía Nam thay đổi ra sao khi cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết thông xe
“Chiếm lĩnh” thị phần du lịch Đông Nam Bộ – bài học từ Vũng Tàu
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 108 ngày nghỉ ngắn vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật. Một khảo sát của hội đồng tư vấn du lịch TAB cho thấy hơn 60% người dân ưa chuộng du lịch ngắn ngày bằng xe cá nhân cách nơi ở khoảng 2 giờ di chuyển . Số lượng ngày nghỉ, nhu cầu du lịch ngắn ngày chiếm áp đảo là điều kiện thuận lợi để các thị trường du lịch liền kề vùng kinh tế lớn bứt phá.
Lấy đơn cử như câu chuyện của Vũng Tàu, theo thống kê năm 2019 toàn tỉnh đón 16 triệu lượt du khách, thuộc top cao nhất cả nước, đa số du khách có thời gian lưu trú một đêm. Điều này là minh chứng cho thấy, một phần rất lớn du khách Vũng Tàu đến từ vùng Đông Nam Bộ do khoảng cách di chuyển gần, chỉ từ 2-3 giờ (tùy vị trí).
Đáng chú ý, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp gần 60% thu ngân sách quốc gia, GDP cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước. Dân số theo thống kê năm 2019 khoảng 18 triệu người (chính thức) chưa kể khoảng chục triệu người di cư, nhập cư lao động làm việc chưa nhập khẩu.
Với những chỉ số ấn tượng này, Đông Nam Bộ được xem là thị phần du lịch nội địa “màu mỡ” và dồi dào nhất trong 7 vùng kinh tế tại Việt Nam, bao gồm cả du khách bình dân và dòng khách trung, thượng lưu. Nói cách khác, các địa phương chiếm được thị phần Đông Nam Bộ sẽ nắm chắc chìa khóa thành công về mảng du lịch nội địa. Với vị trí ôm trọn dòng du khách ngắn ngày từ Đông Nam Bộ, không ngạc nhiên khi du Vũng Tàu liên tục đứng top đầu trong thu hút du khách.
Tuy nhiên theo nhận định của giới chuyên gia, cuối 2022 sự kiện thông xe cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết sẽ là bàn đạp phá thế “độc quyền” du lịch ngắn ngày của Vũng Tàu trong nhiều năm qua. Trong đó Kê Gà được dự báo là điểm đến thay thế.
Cụ thể, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99km kết nối trực tiếp với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55km để tạo thành mạch xuyên suốt dài 154km. Với vận tốc 120km/h, cao tốc rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM, Bình Dương đến Kê Gà chỉ còn gần 2 giờ (tương đương với thời gian kết nối đến biển Vũng Tàu hiện tại), Phan Thiết 2,5 giờ và Mũi Né khoảng gần 3 giờ.
Cùng khoảng thời gian kết nối song không thể phủ nhận về tài nguyên, Kê Gà được đánh giá có lợi thế lớn hơn khi sở hữu bãi cát trắng mịn màng, nước trong xanh, thiên nhiên thuần khiết. Hệ thống danh thắng trù phú với khoảng 30 điểm đến trải nghiệm trong bán kính 30 phút di chuyển tạo ra điểm đến vui chơi liên hoàn. Chưa kể, Vũng Tàu là thị trường đã quen thuộc nên khi có điểm đến mới thú vị và thuận tiện hơn, sự dịch chuyển của du khách đến Kê Gà trong những ngày cuối tuần là điều dễ hiểu. Điều này sẽ giúp Kê Gà đón thêm lượng khách dồi dào hàng triệu lượt mỗi năm từ vùng Đông Nam Bộ.
Không chỉ có cao tốc, trong 2022 Bình Thuận còn đón thêm cú hích lớn từ sự kiện sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động, cách Kê Gà khoảng 30 phút di chuyển. Trong nhiều năm qua, việc không có sân bay đã khiến du khách phía Bắc ngần ngại đến Bình Thuận do di chuyển khó khăn. Do đó, nếu cao tốc tối ưu du khách từ Đông Nam Bộ thì sân bay giúp Bình Thuận đột phá du khách từ miền Bắc.
Tuy nhiên để phát triển bền vững, thị trường cần những tổ hợp all-in-one thu hút, kéo du khách quay lại trên hai lần và kéo dài thời gian lưu trú.
Một trong những siêu tổ hợp lớn nhất Bình Thuận thời điểm này phải kể đến Thanh Long Bay, quy mô 90ha, được quản lý bởi thương hiệu danh tiếng toàn cầu như Accor Hotel, H2O Sports Hawaii. Sở hữu 8 phân khu với hơn 1.000 tiện ích đẳng cấp, đồng thời là tổ hợp duy nhất phát triển trực diện đến thể thao biển chuẩn quốc tế phù hợp định hướng của Bình Thuận, siêu tổ hợp này đóng vai trò then chốt giúp du lịch Bình Thuận bứt phá, đón trọn thời điểm bùng nổ du khách.
Khu đô thị Thanh Long Bay quy mô 90ha trải dọc 2km bờ biển Kê Gà, Bình Thuận.
Đô thị nghỉ dưỡng – giải trí – thể thao biển Thanh Long Bay.
Nhà phát triển: Tập đoàn Nam Group.
Vị trí: Kê Gà – Bình Thuận.